Tư vấn nghề nghiệp - Ðịnh hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào?

Tư vấn nghề nghiệp - Ðịnh hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào?

Nhiều sinh viên không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này.

Thông thường, ngành học tại trường đại học sẽ quyết định nghề nghiệp sau này của bạn. Tuy nhiên, thực tế này giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học - kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu công việc đa dạng hơn. Một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch, một người học lập trình có thể làm thầy giáo... và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của chính mình. Như vậy, làm thế nào để có định hướng nghề nghiệp đúng đây?Hãy cùng đi tìm hiểu nhé!

1. Phát hiện thiên hướng bản thân

Nhiều sinh viên không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này. Không ít người chọn ngành học không phải vì sự quan tâm hay niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung..., đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang. Theo các chuyên gia tư vấn, nếu gặp một công việc trái với ngành nghề, đừng nên từ chối ngay vì cứ phải tìm một việc đúng như những gì đã học là điều khá khó khăn và không cần thiết. Quan trọng là việc bạn có thể chứng minh được với nhà tuyển dụng mức độ quan tâm của bạn với công việc và thiên hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ðừng bao giờ bỏ qua cơ hội khi nhận thấy mình có khả năng phát triển trong một lĩnh vực nào đó, vì điều đó cho thấy mình có thiên hướng vươn lên được dù là trái ngành

2. Xem xét lợi ích tài chính

Trong việc chọn ngành chọn nghề, những hứa hẹn về tài chính mà ngành học mang lại luôn được cân nhắc khá kỹ lưỡng. Khi đã xác nhận được thiên hướng cá nhân rồi, cần phải xem xét việc làm đó có mang lại cho bạn nguồn lợi tài chính đáng kể hay không? Suy cho cùng, tiền bạc không chỉ giải quyết được những nhu cầu căn cơ nhất của đời sống mà còn kích thích khả năng làm việc của con người. Một người tốt nghiệp Ðại học Y sẽ không chấp nhận làm cô nuôi dạy trẻ dù họ có yêu trẻ đến mấy, một người tốt nghiệp ngành kỹ thuật sẽ không làm nhân viên cửa hàng xe gắn máy.... Tóm lại, cân nhắc về lợi ích tài chính và xem xét sự tương quan giữa ngành học và tính chất công việc là điều cần làm.

3. Lường trước những mức độ thành công

Cách đây hơn hai năm, nhóm sinh viên Đình Hưng, Nguyễn Hữu Dũng, Lê Văn Quang, tốt nghiệp Trường Cao đẳng bán công Marketing, hùn vốn mở cơ sở in và phá sản ngay sau đó ba tháng. Nguyên nhân chính được rút ra là họ đã không lường trước được tính phức tạp của chuyện làm ăn, kiến thức đã học chưa đi sát với thực tế cuộc sống. “Chấp nhận làm việc không đúng với ngành đã học cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự cạnh tranh từ những đồng nghiệp khác vốn có chuyên môn cao trong ngành. Cho nên, trước khi vào cuộc, cũng nên tự đánh giá mình có thể thành công với việc đó hay không”.

Hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

TIN TỨC

Loading...